Cây Bàng Cẩm Thạch Lá Tim ưa sáng nhưng sống được trong môi trường râm mát, chậm phát triển phù hợp bày trí trong nhà, phòng khách, tạo nên vẻ đẹp thanh thoát, tươi sáng cho ngôi nhà từ đó thúc đẩy nguồn năng lượng tốt đẹp trong phong thủy. Hơn nữa lá bàng lá tim có sọc xanh vàng nổi bật, tạo điểm nhấn, dễ ứng dụng trong làm đẹp nội thất, sân vườn… mang đến tài lộc và may mắn đến với gia chủ.
Cây bàng lá tim cẩm thạch được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, nếu trồng cây ở trong sân thì tạo bóng mát, đặc biệt cây rất ít rụng lá và quả nên không sợ làm ô nhiễm sân. Mặt khác cây bàng là tim còn phù hợp để trồng cây cảnh đường phố tạo cảnh quan đẹp nhờ thân cây thẳng đứng nhưng tán cây và lá mềm mại màu sắc hài hòa nên được nhiều người lựa chọn.
Cách trồng và chăm sóc bàng cẩm thạch
Để cây bàng cẩm thạch lá tim sinh trưởng tốt, bạn nên trồng cây tại nơi cao ráo, không ẩm ướt ngập sâu. Nếu như trồng cây trong chậu thì nên lựa chọn những chậu có lỗ thoát nước để cây được phát triển tốt hơn. Đồng thời lựa chọn đất trồng cây phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng à thoát nước nhanh.
Đây là loài cây ưa thích nơi có ánh sáng nhưng tránh để cây tiếp xúc ánh nắng trực tiếp trong thời gian quá dài sẽ khiến cây bị héo lá hoặc cháy lá.
Tưới nước: Tránh tưới nước quá nhiều, chỉ tưới khi đất khô. Chú ý không tưới khi đất ẩm tránh làm bí rễ, đồng thời nên đem cây ra nhà vệ sinh tưới đẫm rồi cho thoát hết nước, để khô ráo đem vào sẽ hiệu quả hơn.
Thay chậu cho cây: Nên thay chậu có nhiều lỗ thoát nước, lựa chọn chậu thây lớn hơn hầu cây hoặc tán cây để tạo điều kiện cho cây phát triển. Nên lót dưới đáy chậu những nguyên liệu thoát nước nhanh như đất sét nung, sỏi xay. Tránh dùng đất vườn hoặc đất sét dễ làm cây bí rễ.
Sâu bệnh: Cây thân gỗ nên rất ít bị sâu bệnh, hầu như không có bệnh gì đặc thù.
Phân bón: Có thể bổ sung các loại phân NPK rẻ tiền, phân gốc, phân nước. Trường hợp không có phân bổ sung thì dùng vỏ trứng luộc đập vụn bổ sung vào gốc tăng can-xi cho cây cứng cáp. Hoặc sử dụng túi phân bón chậm tan để bón cho cây