Chôm chôm Thái
Chôm chôm Thái hay còn gọi là chôm chôm Rong-riêng, chôm chôm Thái thịt giòn, ngon, ít ngọt nên rất được rất nhiều người thích ăn trái cây nhưng không thích ngọt nhiều.
Chôm chôm chứa nhiều vitamin A, B, C cùng với khoáng chất như kali, canxi, magie, rất tốt cho sức khỏe con người. Giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể và ngăn ngừa hiệu quả ung thư.
Trong chôm chôm có nhiều protein giúp duy trì cơ năng miễn dịch trong cơ thể con người, tăng cường sức đề kháng. Giúp thanh trừ nội nhiệt và độc tố trong huyết dịch, giúp thanh tâm, giải nhiệt hiệu quả.
Ngoài ra, người dễ bị nhiệt hoặc thường có triệu...
Tình trạng:
Còn hàng
Mã sản phẩm: PVN1633
Hãng sản xuất: Công ty TNHH Hoa Kiểng Bách Hoa
Loại: cây ăn trái
Chôm chôm Thái hay còn gọi là chôm chôm Rong-riêng, chôm chôm Thái thịt giòn, ngon, ít ngọt nên rất được rất nhiều người thích ăn trái cây nhưng không thích ngọt nhiều.
Chôm chôm chứa nhiều vitamin A, B, C cùng với khoáng chất như kali, canxi, magie, rất tốt cho sức khỏe con người. Giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể và ngăn ngừa hiệu quả ung thư.
Trong chôm chôm có nhiều protein giúp duy trì cơ năng miễn dịch trong cơ thể con người, tăng cường sức đề kháng. Giúp thanh trừ nội nhiệt và độc tố trong huyết dịch, giúp thanh tâm, giải nhiệt hiệu quả.
Ngoài ra, người dễ bị nhiệt hoặc thường có triệu chứng chóng mặt, hư nhược, huyết áp thấp hay thiếu canxi đều thích hợp để ăn chôm chôm. Hàm lượng sắt và canxi trong thịt quả chôm chôm có tác dụng hỗ trợ bổ sung những nguyên tố này cho cơ thể của bạn.
Cách trồng và chăm sóc cây
Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Tuy nhiên, trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.
Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây. Việc cắt tỉa này được tiến hành đều đặn trong suốt 18 tháng đầu. Sau đó không cắt tỉa nữa mà để cây mọc tự nhiên và chỉ cắt tỉa những cành vô ích như: cành cong queo, cành mọc chồng chéo nhau, cành sâu bệnh,…
Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Phân bón cho chôm chôm có thể áp dụng như sau:
Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 50-100 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ rễ chưa bén đất.
Phân NPK nên pha loãng với nước dùng bình vòi sen tưới quanh gốc hay rải đều phân một vòng tròn xung quanh gốc và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau mỗi lần rải hay tưới phân nên cách xa gốc thêm 5-10 cm sẽ tạo điều kiện cho rễ cây vươn xa, cây sẽ phát triển nhanh và hạn chế đổ ngã khi có gió.
Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả, lượng bón cho một cây là: 1,5 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.
Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón.
– Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3 kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30 kg phân chuồng. Cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.
Chăm sóc để cây ra hoa
Sau thu hoạch đợt trước tỉa bỏ hoàn toàn các phát hoa đã cho trái, cắt bỏ cành khô, chồi vượt, bón phân hóa học, phân hữu cơ để cây nhanh phục hồi. Khi đợt đọt thứ 2 già hoàn toàn, tiến hành xiết nước làm bông, xiết nước cho đến khi lá hơi héo, quan sát trên các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm, bắt đầu tưới nhữ nước, lượng nước bằng 2/3 lượng nước thông thường, chờ khoảng 4-6 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh.
Nếu mầm đỉnh xòe ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra hoa. Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây. Có thể dùng thêm các vật liệu tủ như rơm rạ để giảm ẩm độ trên mặt bồn và tăng cường giữ ẩm cho cây.
Ngoài bón phân qua đường gốc cần phun thêm Basfoliar hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung đạm, canxi và một số vi lượng, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Chôm chôm có đặc điểm vỏ mỏng, tỷ lệ ăn được lớn do đó dễ bị nứt trái trong giai đoạn tạo cơm, vì vậy phun canxi và vi lượng là hết sức cần thiết